Châm phát triển tâm thần (CPTTT) là một nhóm trạng thái bênh lý, khác nhau về bênh nguyên và bênh sinh nhưng có dấu hiệu chung là châm phát triển tâm thần. CPTTT chiếm tỷ lệ cao trong dân số, theo Zensen là 1-3%. Tỷ lệ chung của CPTTT ở trẻ tuổi đi học dao động từ 1,5 đến 5,5 % tùy theo mỗi tác giả [55],[87]. Với tỷ lệ cao như vây, CPTTT được đặc biệt chú ý trong ngành tâm thần học nói riêng, trong y học nói chung cũng như nhiều ngành khác như giáo dục, lao động, thương binh xã hội...
CPTTT được chia ra nhiều mức độ từ rất nặng đến nhẹ. Ở mức độ nặng, việc chẩn đoán không có gì khó khăn, bệnh cảnh lâm sàng khá rõ ràng, vấn đề can thiệp điều trị khó đạt được kết quả tốt. Trái lại, chẩn đoán CPTTT nhẹ khó khăn vì bệnh cảnh lâm sàng nhiều khi không rõ ràng, khó có thể phân biệt với bình thường hoặc CPTTT mức độ vừa [80], [102]. Do vây nghiên cứu bệnh cảnh lâm sàng, chẩn đoán, các nguyên nhân hay điều kiện thuân lợi của bệnh, vấn đề chăm chữa... là một việc làm cần thiết.
CPTTT nhẹ chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 80% trong tổng số những người CPTTT, 0,8 - 2,4% trong dân số và 1,2 - 4% trong số trẻ tuổi học đường. Nếu lấy con số thấp nhất (0,8% dân số) thì ở nước ta có tới 600.000 người CPTTT nhẹ. Con số này có thể nói lên phần nào sự cần thiết nghiên cứu.
Ở nước ngoài, trẻ CPTTT được chăm sóc, giáo dục huấn luyện khá chu đáo tại các Trung tâm Tâm lý Y học, Trung tâm Tâm lý Y học Sư phạm, các bệnh viện ban ngày, khoa nội trú... Trong các trường tiểu học, trường phổ thông cơ sở có những lớp đặc biệt dành cho trẻ CPTTT. Các trẻ CPTTT cùng mức độ được học chung một lớp do các giáo viên được đào tạo chuyên dạy trẻ CPTTT phụ trách. Có một sự liên hệ chặt chẽ giữa các trung tâm kể trên với trường học. Như vây, trẻ vừa được theo học ở các lớp đặc biệt, vừa được chăm sóc điều trị ở các cơ sở y tế. Với hình thức này trẻ CPTTT nhẹ có thể phát huy tốt nhất các năng lực còn tiềm ẩn, bù trừ các khiếm khuyết để phát triển trí tuệ tốt hơn.
Ở nước ta hiện nay, các cơ sở dành cho trẻ CPTTT còn quá ít, chưa đủ đáp ứng nhu cầu to lớn này. Tại các trường tiểu học, trường phổ thông cơ sở chưa có lớp đặc biệt dành cho trẻ CPTTT. Hầu hết các trẻ CPTTT nhẹ đều ở tại gia đình và gặp rất nhiều khó khăn trong học tập. Đa số trẻ này không theo kịp chương trình dành cho trẻ bình thường và phải bỏ học sau nhiều năm lưu ban. Điều này thật sự là một gánh nặng cho gia đình và xã hôi. Trong hoàn cảnh như vậy, bố mẹ là người nuôi dạy chính trẻ CPTTT. Song đa số lại chưa có nhiều hiểu biết về bệnh này. Phần lớn các trường hợp CPTTT nhẹ, được đưa đến khám lần đầu ở tuổi đi học, mặc dù nhiều trường hợp trẻ đã có biểu hiện CPTTT ngay từ nhỏ. Do vậy, cần thiết phải nghiên cứu kỹ CPTTT nhẹ, chẩn đoán sớm, hướng dẫn bố mẹ cách phát hiện sớm, nuôi dạy, huấn luyện trẻ CPTTT, kết hợp chặt chẽ với nhà trường, đánh giá định kỳ sự phát triển trí tuệ của trẻ và đề ra cách chăm chữa thích hợp tùy theo mỗi trường hợp cụ thể để trẻ CPTTT nhẹ phát huy tốt nhất khả năng sẵn có, thích nghi tốt hơn với cuộc sống hiện tại và sau này.
Ở nước ta, từ năm 1970 tới nay đã có một số công trình nghiên cứu về CPTTT. Đa số các nghiên cứu này là những điều tra dịch tễ học và chưa có những nghiên cứu sâu về CPTTT, đặc biệt là phát hiện sớm và giải pháp can thiệp. Những năm gần đây, một số thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hổ Chí Minh đã bước đầu thành lập và đưa vào hoạt động những trường lớp cho trẻ CPTTT. Hiện tại những lớp học này chưa đủ đáp ứng yêu cầu và gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động. Do vậy, cần phải nghiên cứu những đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán và đánh giá kết quả can thiệp bằng giáo dục đặc biệt để góp phần tìm ra các giải pháp hiệu quả hơn, xây dựng và hình thành mô hình hệ thống chăm sóc trẻ CPTTT nhẹ phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của nước ta.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
-
Mô tả đặc điểm lâm sàng và sử dụng trắc nghiêm đánh giá trí tuệ để chẩn đoán trẻ chậm phát triển tâm thần nhẹ.
- Đánh giá kết quả của biện pháp giáo dục đặc biệt cho trẻ chậm phát triển tâm thần nhẹ.