Phình động mạch chủ bụng (PĐMCB) thường gặp ở người cao tuổi, năm 1987 ở Mỹ có từ 2 –5 % nam giới trên 60 tuổi bị PĐMCB. Tỷ lệ tử vong do PĐMCB đứng hàng thứ 10 các nguyên nhân gây tử vong hàng năm ở những người nam giới trên 55 tuổi. Nam mắc bệnh PĐMCB nhiều hơn nữ giới, tỷ lệ nam - nữ là 4 –1.
Bệnh PĐMCB ngày càng tăng, theo các tác giả châu Âu, PĐMCB tăng từ 1,5% vào năm 1960 lên 3% vào năm 1980. ở Việt nam tỷ lệ mổ PĐMCB đều tăng lên hàng năm ở các bệnh viện lớn. Đasố tác giả thống nhất có PĐMCB khi kích thước ngang ĐMC lớn hơn 1,5 lần kích thước ĐMCB bình thường ngay trên khối phình. Các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng của bệnh PĐMCBDT thể hiện ít rầm rộ, tiến triển chậm hơn các bệnh lý khác của mạch máu. Điều trị ngoại khoa là phương pháp triệt để nhất, tỷ lệ biến chứng thấp và có hiệu quả cao nhằm kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Điều trị đặt ống ghép nội mạch qua da là phương pháp mới có kết quả tốt, đang được nhiều tác giả quan tâm.
Trong những năm gần đây, chụp CLVTXO đã được sử dụng rộng rãi để chẩn đoán bệnh. Vai trò của nó trong chẩn đoán PĐMCB đã được khẳng định với nhiều ưu điểm như: tạo ảnh cắt ngang liên tục có độ phân giải cao, có nhiều thông tin hơn các phương pháp khác, có thể tái tạo hình nhiều mặt phẳng (MPR) thuận tiện để xác định và nghiên cứu tổn thương. ảnh 3D bề mặt, ảnh hình chiếu cường độ tối đa (MIP) là những hình ảnh tái tạo với nhiều chiều hướng khác nhau trong không gian. ở nước ta máy chụp LVTXO được trang bị ngày càng nhiều từ các bệnh viện trung ương đến các bệnh viện tỉnh, thành phố trong cả nước để chẩn đoán bệnh.
Mặc dù PĐMCBDT đã được nghiên cứu và điều trị thành công nhưng vẫn luôn cần được nghiên cứu sâu hơn trên nhiều khía cạnh và hoàn cảnh khác nhau, đặc biệt là vai trò của chụp CLVTXO trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của phình động mạch chủ bụng trên chụp CLVTXO.
2. Nghiên cứu giá trị của chụp CLVTXO trong chẩn đoán PĐMCBDT có đối chiếu với siêu âm và phẫu thuật.