Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu làm đẹp của người Việt Nam ngày càng tăng, trong đó chỉnh hình răng mặt là một lĩnh vực được nhiều người quan tâm chăm sóc. Một trong các bất thường về răng hàm mặt là hiện tượng thiếu răng vĩnh viễn bẩm sinh. Đây là hiện tượng bất thường của quá trình hình thành và phát triển răng, có thể một hoặc nhiều răng vĩnh viễn không mọc trên cung hàm, đồng thời không thấy răng hay mầm răng nằm trong xương hàm trên phim X-Quang và không có dấu hiệu răng đó bị nhổ hay mất vì các lý do khác.
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này với các kết quả khác nhau từ 2.8%-15,9% tùy theo các vùng địa lý và các chủng tộc khác nhau như: Malaysia 2.8% [37], Hong Kong 6,9% [19], Nhật Bản 9,4% - 15,9% [22], Thái Lan 8.6% [23], Nauy 6,5% [22], Hy Lạp 8,4% [25] . Các nghiên cứu đều cho thấy hiện tượng thiếu răng vĩnh viễn bẩm sinh biểu hiện khá đa dạng về vị trí cũng như hình thái. Các răng có tần suất thiếu nhiều nhất thường là răng cửa hàm dưới, răng cửa bên hàm trên, răng hàm nhỏ thứ 2.... Tuy nhiên tỉ lệ này phân bố khác nhau giữa người da đen, da trắng và người châu Á [21], [22], [55]
Việc thiếu răng vĩnh viễn bẩm sinh sẽ ảnh hưởng đến sự sắp xếp vị trí của các răng trên cung hàm và gây xáo trộn trong hệ thống nhai. Tùy theo vị trí và số lượng răng vĩnh viễn bị thiếu mà dẫn đến các rối loạn khớp cắn và lệch lạc khác nhau như: sai khớp cắn vùng răng hàm, mất cân đối giữa hàm trên và hàm dưới, lệch đường giữa, răng thưa, khớp cắn sâu ... gây ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ.
Năm 2004, Nele Mattheeuws, Luc Dermaut và Guy Martens tổng hợp 42 nghiên cứu khác từ năm 1957 đến 2004 về tỉ lệ thiếu răng vĩnh viễn bẩm sinh ở người da trắng và nhận thấy rằng các nghiên cứu gần đây có tỉ lệ thiếu răng vĩnh viễn bẩm sinh tăng cao hơn trước. [30]Các nghiên cứu ở Mỹ và Nhật Bản cho thấy sự liên quan giữa thiếu răng vĩnh viễn bẩm sinh với các bệnh khác như ung thư biểu môtử cung,
ung thu ruột kết và một số chứng dị ứng cũng đã được thực hiện [48]. Các tác giả này cho rằng các gene điểu khiển sự phát triển của răng cũng có thể có vai trò quan trọng đối với các cơ quan khác. Do đó sự biến đổi của các gen này có thể gây ra các bất thường khác trong cơ thể. [27], [48]
Như vậy tỉ lệ thiếu răng vĩnh viễn bẩm sinh trên thế giới không phải là hiếm gặp, nó ảnh hưởng đến khớp cắn cũng như chức năng nhai và thẩm mỹ. Vấn đề này đang ngày nhận được sự quan tâm nghiên cứu nhiều hơn của các nhà khoa học trên thế giới.
Tuy nhiên cho đến nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về thiếu răng bẩm sinh được công bố chính thức. Để góp phần xây dựng một dữ liệu riêng cho người Việt Nam qua đó nhằm nâng cao kết quả chẩn đoán và điều trị trong chỉnh nha cũng như các lĩnh vực liên quan, chúng tôi chọn đề tài "Nhận xét đặc điểm hình thái khớp cắn trên học sinh thiếu răng vĩnh viễn bẩm sinh lứa tuổi 15-17 tại trường THPT Đoàn Kết - Hai Bà Trưng Hà Nội" nhằm 2 mục tiêu sau :
1. Xác định tỉ lệ thiếu răng vĩnh viễn bẩm sinh ở học sinh 15-17 tuổi ( trường THPT Đoàn Kết -Hai Bà Trưng - TP Hà Nội )
Nhận xét các hình thái lệch lạc khớp cắn trên các học sinh thiếu răng vĩnh viễn bẩm sinh