Áp xe não là một quá trình tạo mủ cục bộ trong nhu mô não. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Tuy nhiên, theo các y văn trên thế giới các căn nguyên nhiễm khuẩn vẫn phổ biến nhất [22],[27], [38],[80]. Áp xe não có thể gặp ở mọi lứa tuổi, bệnh không chỉ gặp ở người lớn mà còn hay gặp ở trẻ em[27],[58]. Áp xe não được xem là một trong các bệnh cấp cứu ở bệnh nhân có hôn mê.
Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù kháng sinh đã trở thành yếu tố hỗ trợ đắc lực cho việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, nhưng theo các y văn áp xe não có tỷ lệ mắc từ 0,18 - 1,3/100.000 dân và chiếm xấp xỉ 1/10.000 ca nhập viện. Hàng năm có khoảng 4-10 trường hợp cần đến can thiệp phẫu thuật ở các nước đã phát triển và xấp xỉ 25% các trường hợp áp xe não xảy ra ở trẻ dưới 15 tuổi [27]. Theo thống kê tại Hoa Kỳ, là một nước đã phát triển, hàng năm có khoảng 1500-2500 bệnh nhân áp xe não được phát hiện [38],[40]. Nếu chỉ tính riêng áp xe não có căn nguyên do vi khuẩn, theo Mathisen và Johnson, bệnh có tỷ lệ 1/100.000 người [48]. Hơn thế nữa, trong bệnh lý có khối choán chỗ nội sọ, áp xe não chiếm tỷ lệ từ 5 - 8% ở các nước đang phát triển và 1- 2% ở các nước đã phát triển [28],[46],[54]. Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu có ghi nhận tỷ lệ áp xe não đang có xu hướng gia tăng [22],[27],[32],[80]. Đáng quan tâm nhất trong bệnh lý áp xe não là các biến chứng nặng có thể xảy ra đe doạ tính mạng người bệnh, các di chứng về thần kinh và tâm thần chiếm tỷ lệ 30 -55% ở những người được cứu sống, gây ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng sống của người bệnh [27].Theo kết quả nghiên cứu trong các năm 2000 - 2006, tỷ lệ tử vong do áp xe não tại Hoa Kỳ là xấp xỉ 5% và tại Thái Lan là 10,7% [28].
Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới, các bệnh nhiễm khuẩn còn khá phổ biến, nên bệnh lý áp xe nói chung vẫn còn rất hay gặp. Hơn nữa, các bệnh lý nhiễm khuẩn màng não cũng dược ghi nhận quanh năm [22]. Tuy nhiên, bệnh lý áp xe não ở trẻ em chưa được các nghiên cứu quan tâm. Theo các kết quả nghiên cứu trước đây, chỉ tính riêng tại Bệnh viện Chợ Rãy trong giai đoạn 19SG - 19S6, tỷ lệ tử vong của bệnh là 4G% [21]. Tỷ lệ tử vong giảm xuống 32% trong những năm 19S6 - 1995 [14]. và 13,5% trong những năm từ 2GG1- 2GG7.
Để góp phần tìm hiểu sâu hơn về các nguyên nhân, đặc điểm về lâm sàng (LS), xét nghiệm (XN) cũng như các giải pháp điều trị áp xe não ở trẻ em, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với hai mục đích :
1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng áp xe não ở trẻ em.
2. Nhận xét về kết quả điều trị áp xe não tại Bệnh viện Nhi Trung Ương từ năm 2004 - 2009.