Viêm ruột thừa (VRT) là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. VRT có bênh cảnh đa dạng, không có triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng đặc hiệu. Do vậy, việc chẩn đoán VRT vẫn là một thử thách lớn đối với các thầy thuốc. Ngày nay, tuy hiểu biết về viêm ruột thừa và các phương tiện chẩn đoán ngày càng hoàn thiện nhưng tỷ lệ viêm phúc mạc (VPM) do viêm ruột thừa ở nước ta vẫn còn ở mức rất cao. Chẩn đoán muộn và không điều trị kịp thời là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm phúc mạc ruột thừa (VPMRT). Trẻ càng nhỏ thì việc chẩn đoán càng khó khăn và tỷ lệ VPM càng lớn [11].
Viêm phúc mạc do viêm ruột thừa là một biến chứng nặng hay gặp trên lâm sàng, tỷ lệ viêm phúc mạc ruột thừa ở trẻ em vẫn còn khá cao theo các báo cáo trong và ngoài nước:
- Tại bệnh viện đại học Malaysia, tỷ lệ VPMRT là 59% (2002 - 2006) [65].
- Tại Mỹ, tỷ lệ VPMRT ở trẻ < 4 tuổi từ 1 - 2/10.000/năm [49].
- Tại khoa Nhi, Bệnh viện Việt Đức Hà Nội, tỷ lệ VPMRT là 47% (1999 - 2002) [1].
- Tại Bệnh viện Trung ương Huế, tỷ lệ VPMRT là 11% (1999 - 2006) [25].
- Tại bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ VPMRT là 20% (2001 - 2003) [18].
Điều trị VPMRT là mổ cấp cứu ngay khi được chẩn đoán xác định.
Mục đích là cắt ruột thừa, lau rửa và dẫn lưu ổ bụng tránh áp xe tồn dư, kháng sinh sau mổ để điều trị viêm phúc mạc. Leap và Ramenfrky là người đầu tiên đề xuất đưa nội soi vào chẩn đoán viêm ruột thừa cấp ở trẻ em và kết hợp với cắt ruột thừa bằng kỹ thuật có mở bụng hỗ trợ, kỹ thuật “ngoài” vào năm 1981. Cắt ruột thừa nội soi tiếp sau đó cũng được Kurt Semm thực hiện từ năm 1983 [66], cũng như Fleming J. Và Wilson B với các kỹ thuật “ngoài, trong, phối hợp” [53], [54]. Trong những năm đầu của thập niên 90 với sự bùng nổ phẫu thuật nôi soi lan nhanh trên toàn thế' giới thì cắt RT viêm bằng nôi soi cũng phát triển theo. Tuy nhiên, phẫu thuật nôi soi điều trị VPMRT thì còn nhiều quan điểm chưa thống nhất [3G], [45]. Cho đến những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ về dụng cụ và sự tiến bô của gây mê hồi sức, phẫu thuật nôi soi (PTNS) trong điều trị VPMRT ở trẻ em đã được nhiều tác giả trên thế” giới thực hiện và đều nhận thấy hiệu quả của nó không khác gì so với mổ mở công thêm với các ưu điểm mà phẫu thuật nôi soi vốn có [51], [52], [56], [67], [69].
ở Việt Nam, cũng có nhiều công trình nghiên cứu áp dụng PTNS để điều trị VPMRT ở người lớn đạt kết quả tốt, tỷ lệ thành công cao như của Đỗ Minh Đại, Nguyễn Hoàng Bắc là 96% (năm 2GG3), của Nguyễn Mạnh Dũng, Nguyễn An, Lê Phong Huy là 87% (năm 2GG3), của Đào Tuấn là 98% (năm 2GG7) [5], [7], [26]. Đối với trẻ em, cũng đã có môt số công trình nghiên cứu áp dụng PTNS điều trị VRT như của Lê Dũng Trí, Phạm Như Hiệp và công sự (1999 - 2GG6) tại Bệnh viện Trung ương Huế, của Vũ Thanh Minh (2GG1 - 2GG3) tại Bệnh viện Nhi Trung ương [18], [25]. PTNS điều trị VPM do VRT ở trẻ em hầu như chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để từ đó có đối chứng so sánh kết quả với các tác giả ngoài nước, liệu phẫu thuật nôi soi điều trị VPMRT ở trẻ em Việt Nam có an toàn và hiệu quả hay không?. Xuất phát từ thực tế' đó chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nôi soi điều trị VPMRT ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương nhằm hai mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của VPMRT ở trẻ em.
2. Đánh giá kết quả điều trị VPMRT ở trẻ em bằng phẫu thuật nội soi o bụng tại Bệnh viện Nhi Trung ương.