Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phúc mạc tiên phát

About this capture

Common Crawl

 Viêm phúc mạc (VPM) nhiễm khuẩn là tình trạng màng bụng bị viêm do vi khuẩn phát triển tại khoang phúc mạc, có thể khu trú hoặc lan tràn, cấp tính hoặc mạn tính.

 Viêm phúc mạc (VPM) nhiễm khuẩn là tình trạng màng bụng bị viêm do vi khuẩn phát triển tại khoang phúc mạc, có thể khu trú hoặc lan tràn, cấp tính hoặc mạn tính.

VPM là một cấp cứu ngoại khoa rất thường gặp, chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các bệnh lý cấp cứu ở các bệnh viện, các biến chứng cũng như tỷ lệ tử vong do viêm phúc mạc còn nhiều. Diễn tiến của viêm phúc mạc đôi khi rõ ràng, cụ thể nhưng cũng có lúc mơ hồ, thầm lặng và phức tạp khó đoán trước. Bệnh nhân (BN) VPM đến bệnh viện trong tình trạng rất khác nhau: VPM chỉ mới bắt đầu hay đã diễn tiến nặng dẫn đến sốc.. .[3].

VPM là một cấp cứu ngoại khoa rất thường gặp, chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các bệnh lý cấp cứu ở các bệnh viện, các biến chứng cũng như tỷ lệ tử vong do viêm phúc mạc còn nhiều. Diễn tiến của viêm phúc mạc đôi khi rõ ràng, cụ thể nhưng cũng có lúc mơ hồ, thầm lặng và phức tạp khó đoán trước. Bệnh nhân (BN) VPM đến bệnh viện trong tình trạng rất khác nhau: VPM chỉ mới bắt đầu hay đã diễn tiến nặng dẫn đến sốc.. .[3].

Theo nguyên nhân chia làm ba loại chính: một là VPM tiên phát không tìm thấy nguyên nhân từ các tạng trong ổ bụng, hai là VPM thứ phát do các bệnh lý tạng trong ổ bụng và ba là VPM ở những bệnh nhân đang lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc) [3], [18], [22].

Theo nguyên nhân chia làm ba loại chính: một là VPM tiên phát không tìm thấy nguyên nhân từ các tạng trong ổ bụng, hai là VPM thứ phát do các bệnh lý tạng trong ổ bụng và ba là VPM ở những bệnh nhân đang lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc) [3], [18], [22].

Viêm phúc mạc tiên phát (VPMTP) lần đầu tiên được Conn mô tả trên lâm sàng ở người lớn năm 1964 [18], [34] và định nghĩa là tình trạng nhiễm trùng cấp tính dịch cổ trướng (DCT) mà không tìm thấy bất cứ một nguồn nhiễm khuẩn trong ổ bụng có thể gây VPM như: viêm ruột thừa, viêm túi mật. [35], [79]. Chẩn đoán VPMTP dựa vào chọc dịch ổ bụng làm xét nghiệm tế bào, nuôi cấy dịch ổ bụng giúp xác định loại vi khuẩn. Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời bệnh nhân hoàn toàn có thể qua khỏi mặc dù tỷ lệ tái phát sau đó là khá cao, tiên lượng xa không tốt. Theo Moore KP do chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng dịch cổ trướng trước đây là 90% nay đã giảm xuống còn 20% [56].

Viêm phúc mạc tiên phát (VPMTP) lần đầu tiên được Conn mô tả trên lâm sàng ở người lớn năm 1964 [18], [34] và định nghĩa là tình trạng nhiễm trùng cấp tính dịch cổ trướng (DCT) mà không tìm thấy bất cứ một nguồn nhiễm khuẩn trong ổ bụng có thể gây VPM như: viêm ruột thừa, viêm túi mật. [35], [79]. Chẩn đoán VPMTP dựa vào chọc dịch ổ bụng làm xét nghiệm tế bào, nuôi cấy dịch ổ bụng giúp xác định loại vi khuẩn. Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời bệnh nhân hoàn toàn có thể qua khỏi mặc dù tỷ lệ tái phát sau đó là khá cao, tiên lượng xa không tốt. Theo Moore KP do chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng dịch cổ trướng trước đây là 90% nay đã giảm xuống còn 20% [56].

VPM thứ phát là bệnh lý quen thuộc đối với các phẫu thuật viên chuyên khoa tiêu hoá, nhưng VPMTP lại chưa được chú trọng. Trong nghiên cứu của

VPM thứ phát là bệnh lý quen thuộc đối với các phẫu thuật viên chuyên khoa tiêu hoá, nhưng VPMTP lại chưa được chú trọng. Trong nghiên cứu của

Trịnh Hồng Sơn và cộng sự gồm 13 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị VPMTP tại Bệnh viện Việt Đức (2000 – 2004) [18] hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán trướ mổ là VPM ruột thừa, tỷ lệ VPMTP ở BN xơ gan chiếm tỷ lệ cao nhất (53,8%). Nếu chẩn đoán chắc chắn VPMTP trước mổ thì nguyên tắc điều trị thuộc về nội khoa. Trong thực tế khi BN có dấu hiệu VPM (sốt, bụng chướng, đau, phản ứng thành bụng, cảm ứng phúc mạc…) mà không phát hiện được tình trạng      xơ gan, hiếm phẫu thuật viên nào chỉ định không          mổ.

Trịnh Hồng Sơn và cộng sự gồm 13 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị VPMTP tại Bệnh viện Việt Đức (2000 – 2004) [18] hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán trướ mổ là VPM ruột thừa, tỷ lệ VPMTP ở BN xơ gan chiếm tỷ lệ cao nhất (53,8%). Nếu chẩn đoán chắc chắn VPMTP trước mổ thì nguyên tắc điều trị thuộc về nội khoa. Trong thực tế khi BN có dấu hiệu VPM (sốt, bụng chướng, đau, phản ứng thành bụng, cảm ứng phúc mạc…) mà không phát hiện được tình trạng      xơ gan, hiếm phẫu thuật viên nào chỉ định không          mổ.

Tuy VPMTP là thường gặp, là biến chứng nặng ở BN xơ gan, ngoài ra còn gặp trên BN mắc hội chứng thận hư, viêm cầu thận, lupus. song ở Việt nam còn ít tác giả nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi không tìm thấy đề tài nghiên cứu nào nói chi tiết về chẩn đoán và điều trị VPMTP.

Tuy VPMTP là thường gặp, là biến chứng nặng ở BN xơ gan, ngoài ra còn gặp trên BN mắc hội chứng thận hư, viêm cầu thận, lupus. song ở Việt nam còn ít tác giả nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi không tìm thấy đề tài nghiên cứu nào nói chi tiết về chẩn đoán và điều trị VPMTP.

Với mục đích xem xét lại vấn đề chẩn đoán và điều trị VPMTP chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phúc mạc tiên phát” với hai mục tiêu:

Với mục đích xem xét lại vấn đề chẩn đoán và điều trị VPMTP chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phúc mạc tiên phát” với hai mục tiêu:

1.   Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm phúc mạc tiên phát.

1.   Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm phúc mạc tiên phát.

2.   Đánh giá kết quả điều trị viêm phúc mạc tiên phát.

2.   Đánh giá kết quả điều trị viêm phúc mạc tiên phát.


Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phúc mạc tiên phát “


   

IDM

( TẮT NÓ TRƯỚC KHI TẢI TÀI LIỆU )

KHI CÓ LỖI LIÊN QUAN ĐẾN NẠPTRỪ ĐIỂM, TÀI LIỆU CHỈ CÓ MỘT PHẦN XIN VUI LÒNG LIÊN HÊ BỘ PHẬN HỖ TRỢ.

NẠP

TRỪ

CHỈ CÓ MỘT PHẦN

( 24/24H )

( 8AM – 8PM )

|

|

|

|

|