Chương trình quốc tế mang tên ―Chương trình đào tạo cấp cứu Nhi nâng cao - Advan- ced Pediatric Life Support - APLS‖ đã được đưa vào Việt Nam từ năm 2003. Chương trình được chia làm 2 mức độ: Cấp cứu Cơ bản (Basic Life Support - BLS) và Cấp cứu Nâng cao - APLS. Mặc dù là chương trình đào tạo theo phương pháp còn mới lạ đối với cán bộ y tế Việt Nam nhưng đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao hiểu biết cũng như kỹ năng và làm thay đổi nhận thức của cán bộ làm cấp cứu Nhi [3, 4]. Thực hiện chủ trương của Bộ Y tế trong việc chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, chúng tôi đã đưa chương trình này đến giảng dạy tại các bệnh viện tỉnh. Vấn đề đặt ra là liệu chương trình này có phù hợp với đối tượng đa khoa như ở các bệnh viện tỉnh? Vì vậy, nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của đào tạo APLS tại bệnh viện tỉnh đến hiểu biết và kỹ năng cấp cứu Nhi khoa của bác sĩ và điều dưỡng làm việc tại các bệnh viện đó.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng nghiên cứu
Bác sĩ và điều dưỡng đang làm việc tại hai bệnh viện Nhi Thanh Hóa và Thái Bình.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được tiến hành tại hai thời điểm: ngay cuối khóa học
(9/2009) và 6 tháng sau khóa học APLS (3/2010). Nhóm nghiên cứu là các học viên
tham gia khóa học. Nhóm chứng là các cán
Bộ Y tế khác chưa tham gia khóa học này.
Đánh gía thông qua kiểm tra 2 nội dung thực hành là cấp cứu cơ bản và xử lý đường thở bằng sử dụng bảng kiểm và kiểm tra lý thuyết bằng bộ câu hỏi nhiều lựa chọn với thang điểm là 100. Nội dung kiểm tra là giống nhau cho cả bác sĩ và điều dưỡng.
Các số liệu sẽ được làm sạch, mã hoá và nhập và phân tích trên phần mềm SPSS 13.0. Sử dụng test 2 để kiểm tra sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa hai hay nhiều tỷ lệ %.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của đào tạo cấp cứu nhi đến hiểu biết và kỹ năng cấp cứu nhi của bác sĩ và điều dưỡng. Kiểm tra ngay sau khóa học: Điểm lý thuyết trung bình còn thấp (66,4 ± 6,8), bác sĩ đạt điểm cao hơn điều dưỡng (69,0 so với 62,0); 33,3% không đạt kiểm tra thực hành. Kiểm tra 6 tháng sau khoá học: nhóm đã học cao hơn nhóm chưa học về lý thuyết (60,97 ± 10,62 so với 48,27 ± 13,09) lẫn tỷ lệ đạt thực hành (25% so với 0%), nhưng kết quả này đều thấp hơn kết quả ngay sau khóa học. Khóa học cấp cứu nhi đã nâng cao rõ rệt về hiểu biết và kỹ năng thực hành trong cấp cứu nhi cho cán bộ được đào tạo. Nội dung còn nặng so với năng lực chung của học viên, nhất là điều dưỡng. Đào tạo lại là cần thiết.