Nghiên cứu phát hiện sớm tự kỷ bằng M-CHAT 23, đặc điểm dịch tễ- lâm sàng và can thiệp sớm phục hồi chức năng cho trẻ nhỏ tự kỷ

About this capture

Alexa Crawls

Alexa Crawls

Tự kỷ là một trong những rối loạn phát triển hay gặp ở trẻ em. Trẻ bị mắc tự kỷ không những phát triển chậm về quan hệ xã hội, ngôn ngữ, giao tiếp, học hành mà còn có những rối loạn hành vi ảnh hưởng lớn đến gia đình và xã hội.

Tự kỷ là một trong những rối loạn phát triển hay gặp ở trẻ em. Trẻ bị mắc tự kỷ không những phát triển chậm về quan hệ xã hội, ngôn ngữ, giao tiếp, học hành mà còn có những rối loạn hành vi ảnh hưởng lớn đến gia đình và xã hội.

Hiện nay mô hình tàn tật ở trẻ em đang có xu thế thay đổi: các dạng khuyết tật do nhiễm khuẩn (viêm não, viêm màng não, bại liệt,…) đang giảm xuống và dần mất đi, trong khi những dạng khuyết tật liên quan đến chuyển hoá, di truyền, môi trường lại tăng lên trong đó có rối loạn tự kỷ.

Hiện nay mô hình tàn tật ở trẻ em đang có xu thế thay đổi: các dạng khuyết tật do nhiễm khuẩn (viêm não, viêm màng não, bại liệt,…) đang giảm xuống và dần mất đi, trong khi những dạng khuyết tật liên quan đến chuyển hoá, di truyền, môi trường lại tăng lên trong đó có rối loạn tự kỷ.

Tỷ lệ trẻ em mắc tự kỷ thay đổi theo thời gian. Lotter (1966) đã tiến hành nghiên cứu dịch tễ học tự kỷ và đưa ra tỷ lệ mắc tự kỷ ở trẻ nhỏ là 4-5/10.000 (0,5%o) . Trong vài thập kỷ gần đây các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc tự kỷ tăng nhanh chóng. Tỷ lệ mắc tự kỷ theo Baird và cộng sự (1999) là 3%0 [18]; theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh (CDC) năm 2007 tại Mỹ là 1/150 trẻ sơ sinh sống (6,6%) [34] và năm 2009 là 1/110 (9,1%) [35].

Tỷ lệ trẻ em mắc tự kỷ thay đổi theo thời gian. Lotter (1966) đã tiến hành nghiên cứu dịch tễ học tự kỷ và đưa ra tỷ lệ mắc tự kỷ ở trẻ nhỏ là 4-5/10.000 (0,5%o) . Trong vài thập kỷ gần đây các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc tự kỷ tăng nhanh chóng. Tỷ lệ mắc tự kỷ theo Baird và cộng sự (1999) là 3%0 [18]; theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh (CDC) năm 2007 tại Mỹ là 1/150 trẻ sơ sinh sống (6,6%) [34] và năm 2009 là 1/110 (9,1%) [35].

Ở Việt Nam cho đến nay chưa có số liệu về tỷ lệ mắc và tỷ lệ lưu hành rối loạn tự kỷ. Nghiên cứu mô hình tàn tật ở trẻ em của khoa Phục hồi Chức năng Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2000-2007 cho thấy số lượng trẻ được chẩn đoán và điều trị tự kỷ ngày càng đông; số trẻ tự kỷ đến khám năm 2007 tăng gấp 50 lần so với năm 2000; số trẻ tự kỷ đến điều trị năm 2007 tăng gấp 33 lần so với năm 2000; xu thế mắc tự kỷ tăng nhanh từ 122% đến 268% trong giai đoạn 2004 đến 2007 so với năm 2000 [2].

Ở Việt Nam cho đến nay chưa có số liệu về tỷ lệ mắc và tỷ lệ lưu hành rối loạn tự kỷ. Nghiên cứu mô hình tàn tật ở trẻ em của khoa Phục hồi Chức năng Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2000-2007 cho thấy số lượng trẻ được chẩn đoán và điều trị tự kỷ ngày càng đông; số trẻ tự kỷ đến khám năm 2007 tăng gấp 50 lần so với năm 2000; số trẻ tự kỷ đến điều trị năm 2007 tăng gấp 33 lần so với năm 2000; xu thế mắc tự kỷ tăng nhanh từ 122% đến 268% trong giai đoạn 2004 đến 2007 so với năm 2000 [2].

Phát hiện sớm tự kỷ đang là vấn đề cấp bách và quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Tại các nước Mỹ, Anh, Úc…một số bộ công cụ sàng lọc Phát hiện sớm tự kỷ đã được nghiên cứu, thử nghiệm trên lâm sàng và triển khai thực hiện trên diện rộng toàn quốc từ nhiều năm nay. Trong đó “Bảng kiểm sàng lọc tự kỷ ở trẻ nhỏ (M-CHAT 23)” là một bộ công cụ sàng lọc có độ nhậy, độ đặc hiệu cao trong phát hiện sớm tự kỷ và đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Úc, Canada, Trung Quốc….[116], [139].

Phát hiện sớm tự kỷ đang là vấn đề cấp bách và quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Tại các nước Mỹ, Anh, Úc…một số bộ công cụ sàng lọc Phát hiện sớm tự kỷ đã được nghiên cứu, thử nghiệm trên lâm sàng và triển khai thực hiện trên diện rộng toàn quốc từ nhiều năm nay. Trong đó “Bảng kiểm sàng lọc tự kỷ ở trẻ nhỏ (M-CHAT 23)” là một bộ công cụ sàng lọc có độ nhậy, độ đặc hiệu cao trong phát hiện sớm tự kỷ và đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Úc, Canada, Trung Quốc….[116], [139].

Trẻ tự kỷ nếu được phát hiện sớm sẽ có nhiều cơ hội (30%) trở thành người 

Trẻ tự kỷ nếu được phát hiện sớm sẽ có nhiều cơ hội (30%) trở thành người 

bình thường và hội nhập xã hội.

bình thường và hội nhập xã hội.

Tại Việt Nam, phần lớn các thầy thuốc nhi khoa chưa hiểu rõ về tự kỷ và chưa có các kỹ năng chẩn đoán sớm. Vì vậy rất nhiều trẻ tự kỷ được phát hiện muộn sau 36 tháng tuổi (43,86% theo số liệu tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 

Tại Việt Nam, phần lớn các thầy thuốc nhi khoa chưa hiểu rõ về tự kỷ và chưa có các kỹ năng chẩn đoán sớm. Vì vậy rất nhiều trẻ tự kỷ được phát hiện muộn sau 36 tháng tuổi (43,86% theo số liệu tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 

2007) [2].

2007) [2].

Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện chỉ có một vài nghiên cứu nhỏ về rối loạn tâm lý, hành vi của trẻ tự kỷ và chưa có nghiên cứu nào về phát hiện sớm tự kỷ cũng như về đặc điểm Dịch tễ học Lâm sàng trẻ tự kỷ, đặc biệt trẻ tự kỷ nhỏ tuổi (dưới 36 tháng tuổi).

Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện chỉ có một vài nghiên cứu nhỏ về rối loạn tâm lý, hành vi của trẻ tự kỷ và chưa có nghiên cứu nào về phát hiện sớm tự kỷ cũng như về đặc điểm Dịch tễ học Lâm sàng trẻ tự kỷ, đặc biệt trẻ tự kỷ nhỏ tuổi (dưới 36 tháng tuổi).

Vì vậy, nghiên cứu Phát hiện sớm trẻ tự kỷ là một vấn đề cấp thiết và thực tiễn. Kết quả của nghiên cứu không chỉ giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các thầy thuốc nhi khoa nói chung và các thầy thuốc phục hồi chức năng nói riêng trên toàn quốc về lĩnh vực chẩn đoán sớm tự kỷ, mà điều quan trọng là tạo cơ hội cho những trẻ không may mắc tự kỷ được phục hồi chức năng và hội nhập xã hội.

Vì vậy, nghiên cứu Phát hiện sớm trẻ tự kỷ là một vấn đề cấp thiết và thực tiễn. Kết quả của nghiên cứu không chỉ giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các thầy thuốc nhi khoa nói chung và các thầy thuốc phục hồi chức năng nói riêng trên toàn quốc về lĩnh vực chẩn đoán sớm tự kỷ, mà điều quan trọng là tạo cơ hội cho những trẻ không may mắc tự kỷ được phục hồi chức năng và hội nhập xã hội.

Do vậy, chúng tôi tiên hành nghiên cứu đe tài này với ba mục tiêu sau:

Do vậy, chúng tôi tiên hành nghiên cứu đe tài này với ba mục tiêu sau:

1. Sàng lọc phát hiện sớm tự kỷ bằng Bảng kiểm sàng lọc tự kỷ trẻ nhỏ có sửa đổi (M-CHAT 23) cho trẻ từ 18 tháng đến 24 tháng.

1. Sàng lọc phát hiện sớm tự kỷ bằng Bảng kiểm sàng lọc tự kỷ trẻ nhỏ có sửa đổi (M-CHAT 23) cho trẻ từ 18 tháng đến 24 tháng.

2. Phân tích một số đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của trẻ tự kỷ từ 18 tháng đến 36 tháng tuổi.

2. Phân tích một số đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của trẻ tự kỷ từ 18 tháng đến 36 tháng tuổi.

3. Đánh giá kết quả can thiệp sớm phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ từ 18

3. Đánh giá kết quả can thiệp sớm phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ từ 18

tháng đến 36 tháng tuổi.

tháng đến 36 tháng tuổi.


Nghiên cứu phát hiện sớm tự kỷ bằng M-CHAT 23, đặc điểm dịch tễ- lâm sàng và can thiệp sớm phục hồi chức năng cho trẻ nhỏ tự kỷ “


Nhấn Like bạn có cơ hội nhận 30.000 điểm.

Để tải tài liệu về máy.

Để tìm hiểu các phương án nạp điểm ưu việt.

Để tìm hiểu các phương án nạp điểm ưu việt.

IDM

( TẮT NÓ TRƯỚC KHI TẢI TÀI LIỆU )

KHI CÓ LỖI LIÊN QUAN ĐẾN NẠPTRỪ ĐIỂM, TÀI LIỆU CHỈ CÓ MỘT PHẦN XIN VUI LÒNG LIÊN HÊ BỘ PHẬN HỖ TRỢ.

NẠP

TRỪ

CHỈ CÓ MỘT PHẦN

( 24/24H )

( 8AM – 12PM )

|

|

|

|

|