Số trẻ nhiễm HIV được phát hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam. vấn đề phát hiện sớm, quản lý và điều trị có ỷ nghĩa quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong và nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ đồng thời giảm nguồn lây nhiễm trong cộng đồng, giảm tần xuất mắc các nhiễm trùng cơ hội nặng. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu căn nguyên gây nhiễm trùng cơ hội trên trẻ nhiễm HIV/AIDs được điều trị nội trú. Bệnh nhiễm trùng cơ hội hay gặp là viêm phổi: 45,9%; Nấm miệng: 19,3%; Viêm da: 16,6%, Tiêu chảy kéo dài: 13,3%; Lao: 12,7%. Trong các căn nguyên tìm thấy thì EBV 28,1% và CMV 22,8%, Nấm Penicilin Mac- nerffei 20,6%, trực khuẩn Lao 18,31% . Căn nguyên vi khuẩn được tìm thấy ở nhóm bệnh nhi không được theo dõi là 64,7% so với nhóm bệnh nhi được quản lý và điều trị là 35,3%. Căn nguyên vi rút được tìm thấyởnhóm bệnh nhi mới là 61,9% so với nhóm bệnh nhi cũ là: 38,1%.
Từ cuối thế kỷ XX đầu XXI, nhiễm HIV/ AIDS nổi lên như một đại dịch khắp toàn cầu. Số người nhiễm được phát hiện ngày càng gia tăng nhanh chóng, ở khắp nơi trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam [1, 2]. Đến nay, nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị đã mang lại cuộc sống tốt hơn cho bệnh nhân, vấn đề chẩn đoán sớm, xác định căn nguyên các bệnh nhiễm trùng cơ hội là yếu tố quan trọng làm giảm tỷ lệ tử vong và tăng hiệu quả của điều trị, phòng tránh lây lan trong cộng đồng [5, 8]. Tại Việt Nam, bệnh nhi đầu tiên được phát hiện năm 1993 và sau đó số trẻ được phát hiện tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, còn nhiều trẻ được phát hiện ở giai đoạn muộn với các nhiễm trùng cơ hội và suy giảm miễn dịch nặng gây khó khăn cho điều trị. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu: Xác định căn nguyên gây nhiễm trùng cơ hội trên bệnh nhi nhiễm HIV/AIDs được điều trị nội trú.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng: Bệnh nhi được chẩn đoán nhiễm HIV/AIDs được điều trị nội trú tại khoa
Truyền nhiễm, bệnh viện Nhi Trung ương từ 1/2009 - 9/2011.
Tiêu chuẩn chẩn đoán: dựa theo Quyết định 3003 do Bộ Y tế ban hành.
2. Phương pháp: Hồi cứu.
3. Các biến nghiên cứu:
- Lâm sàng: Các bệnh nhiễm trùng cơ hội bệnh nhân có thể mắc.
- Cận lâm sàng:
Phân tích tế bào máu: Hb, bạch cầu (Lympho, Trung tính) TCD4, tiểu cầu.
Các xét nghiệm tìm vi rút, vi khuẩn trong các dịch cơ thể: Soi, cấy, PCR, ELISA.
4. Thu thập thông tin và xử lý số liệu
Thông tin được lầy từ các hồ sơ lưu trữ.
5. Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS 16.0.