Sâu răng và viêm lợi là hai bênh phổ biên nhất trong các bênh răng miêng và trong xã hôi. Từ những năm 70, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp bênh sâu răng là tai họa thứ ba của loài người sau bênh tim mạch và ung thư vì là bênh mắc rất sớm, rất phổ biên (chiêm 90 - 99% dân số) và gây phí tổn điều trị rất cao, vượt quá khả năng chi trả của mọi chính phủ kể cả những nước giàu có nhất.
Hai thâp niên vừa qua, khoa học thể giới đã đạt được nhiều tiên bô trong viêc giải thích bênh căn của sâu răng cũng như cách phòng chống bênh răng miêng, chính vì vây mà ở môt số nước phát triển như Australia, Mỹ và các nước Bắc Âu đã hạ được tỷ lê bênh sâu răng xuống còn môt nửa so với trước [8]. Sau 25 năm phòng bênh (1969 - 1994) số răng sâu trung bình trẻ em 12 tuổi ở các nước này giảm từ 6,5 xuống còn dưới 3 [8], [12], [36].
Đối với các nước đang phát triển trong đó có Viêt Nam, do điều kiên kinh tố còn nhiều khó khăn, trang thiêt bị và cán bô Răng Hàm Mät còn thiêu... nên tỷ lê mắc bênh răng miêng còn cao và có chiều hướng gia tăng [33]. Năm 1994, WHO đánh giá Viêt nam là môt trong những nước có tỷ lê dân mắc bênh sâu răng và viêm lợi cao trên thê giới và thuôc khu vực các nước có xu hướng bênh răng miêng gia tăng. Năm 1977, tỷ lê sâu răng trên trẻ 6 tuổi ở Hà Nôi là 77% [3], đến năm 2001 theo kêt quả điều tra sức khỏe răng miêng toàn quốc, tỷ lê sâu răng ở trẻ 5 - 6 tuổi là 84,9% [30]. Để giải quyêt thực trạng trên, giải pháp hiêu quả nhất là tăng cường công tác phòng bênh, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe răng miêng ban đầu như các nước tiên tiên đã làm.
Từ nhiều năm nay, ngành Răng Hàm Mät Viêt nam đã đât nhiêm vụ chăm sóc sức khỏe răng miêng ban đầu là nhiêm vụ hàng đầu và lấy công tác
Nha học đường làm trọng tâm vì nhà trường là môi trường tốt nhất để tổ chức chăm sóc sức khỏe cho trẻ em.
Đến nay, chương trình Nha học đường đã được triển khai thực hiên ở tất cả các tỉnh thành của cả nước, chương trình hiên vẫn đang tiếp tục được chú trọng phát triển cả về bề rông lẫn chiều sâu [32]. Vấn đề cần phải đánh giá thực trạng bênh răng miêng học sinh của từng địa phương để có tham mưu, đề xuất các nôi dung chương trình Nha học đường phù hợp cho từng Tỉnh trong từng giai đoạn là hết sức cần thiết.
Để có số liêu khoa học về tình hình sâu răng, viêm lợi của trẻ em tỉnh Bắc Kạn, bổ sung vào kho tàng dữ liêu chung của ngành Răng Hàm Mặt Viêt Nam đồng thời là cơ sở để Ngành y tế Bắc Kạn tham mưu chính xác cho Tỉnh trong viêc hoạch định các chính sách y tế phù hợp trong đó có chương trình Nha học đường, chúng tôi tiến hành thực hiên đề tài "Nghiên cứu thực trạng sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố nguy cơ ở học sinh tiểu học Tỉnh Bắc Kạn" nhằm hai mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ sâu răng, viêm lợi ở học sinh tiểu học tỉnh Bắc Kạn.
2. Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ gây sâu răng, viêm lợi ở đối tượng này.