Tiện ích của tỷ số Protein/ Creatinin nước tiểu trong đánh giá Protein niệu ở hội chứng thận hư trẻ em

About this capture

Alexa Crawls

Alexa Crawls

Hội chứng thận hư (HCTH) là một rối loạn không đặc hiệu, gây tổn thương thận làm một lượng lớn protein từ máu lọt ra nước tiểu (protein niệu > 50mg/kg/ 24h). Định lượng protein niệu 24h là một trong các xét nghiệm bắt  buộc  trong  tiêu  chuẩn  chẩn  đoán  hội chứng thận hư và cũng là xét nghiệm thường xuyên được chỉ định để theo dõi điều trị hội chứng thận hư. Việc thu thập nước tiểu 24 h đầy đủ ở trẻ em nhiều khi không kịp thời và khó khăn ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ gái và gia đình hợp tác kém. Vì vậy việc tìm đến một phương pháp định lượng protein niệu có thể thay thế protein niệu 24h trong chẩn đoán và theo dõi điều trị các bệnh thận nói chung và thận hư nói riêng ở trẻ em là rất có ý nghĩa.
Một  phương pháp thay thế khác cho định lượng protein niệu 24h là phương pháp  định lượng protein niệu sử dụng tỷ số Protein/ Creatimin (P/Cr) trong mẫu nước tiểu ngẫu nhiên. Mặc dù có mối tương quan ở mức vừa phải đến tương quan cao giữa protein niệu 24h và tỷ số P/Cr niệu, mức độ tương đồng của hai phương pháp cần phải được đánh giá khi có ý định thay thế phương pháp này cho phương pháp kia. Vì vậy, đề tài này thực hiện nhằm mục tiêu:
Đánh giá mối tương quan giữa protein niệu 24h và tỷ số P/Cr trong nước tiểu ngẫu nhiên ở bệnh nhi hội chứng thận hư.
Xác định giá trị giới hạn (cutoff) của tỷ số P/Cr niệu có thể dự đoán mức độ protein niệu 24h là 0,3, 1 và 3,5g/24h.
II.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1.    Đối tượng
Nghiên cứu được tiến hành trên 50 bệnh nhân  được  chẩn  đoán  xác  định  mắc  hội chứng thận hư đang điều trị tại Khoa thận, bệnh viện Nhi Trung ương.
2.    Phương pháp: Mô tả cắt ngang, tiến cứu.
Thu thập nước tiểu: Nước tiểu 24h được thu thập từ 8h sáng đến 8h sáng ngày tiếp theo, có chất bảo quản tránh phân hủy protein. Mẫu nước tiểu ngẫu nhiên của bệnh nhi được thu thập  vào  ngày tiếp theo ngày thu  thập nước tiểu 24h. Tất cả các mẫu nước tiểu đều được bảo quản ở -20oC cho đến khi phân tích.
Nồng  độ  protein  niệu  được  định  lượng bằng phương pháp đỏ pyrogallol/molybdate trên máy phân tích hóa sinh tự động AU 2700. Creatinin niệu được định lượng bằng phương pháp Jaffe động học trên máy hóa sinh tự động AU 2700.
Kết quả được xử lí bằng phần mền Stata 10. So sánh mối tương quan giữa protein niệu 24h và tỷ số Protein/Creatinin. Tính giá trị biệt thức của tỷ số protein/creatinin dùng để dự đoán protein niệu 24h với các ngưỡng 0,3, 1 và 3,5 g/ ngày và sử dụng đường cong ROC để phân tích tính độ nhạy, độ đặc hiệu.
Để xác định mối tương quan giữa tỷ số protein-creatinin và protein niệu 24h, 100 mẫu nước tiểu (24 h và nước tiểu ngẫu nhiên) được thu thập từ 50 bệnh nhi hội chứng thận hư tại Khoa Thận, bệnh viện Nhi Trung ương. Protein niệu 24 h và tỷ số protein/ creatinin đã được đo lường trên các mẫu bệnh phẩm này. Kết quả cho thấy có mối tương quan chặt giữa tỷ số protein- creatinin và protein niệu 24 h (r = 0,82, p < 0,001). Sử dụng đường cong ROC, giá trị ngưỡng của tỷ số protein/ creatinin là 0,99 (độ nhạy 77,3%; độ đặc hiệu 71,4%), 1,9 (độ nhạy 91,2%; độ đặc hiệu 70,6%), 4,18 mg/mg (độ nhạy 90%; độ đặc hiệu 80,5%.) lần lượt có thể dùng dự đoán protein niệu 24 h với các mức là 0,3, 1 và 3,5 g/ngày. Kết luận: tỷ số protein-creatinin nước tiểu ngẫu nhiên có thể dùng để đánh giá mức độ protein niệu ở trẻ mắc hội chứng thận hư một cách tin cậy.

Hội chứng thận hư (HCTH) là một rối loạn không đặc hiệu, gây tổn thương thận làm một lượng lớn protein từ máu lọt ra nước tiểu (protein niệu > 50mg/kg/ 24h). Định lượng protein niệu 24h là một trong các xét nghiệm bắt  buộc  trong  tiêu  chuẩn  chẩn  đoán  hội chứng thận hư và cũng là xét nghiệm thường xuyên được chỉ định để theo dõi điều trị hội chứng thận hư. Việc thu thập nước tiểu 24 h đầy đủ ở trẻ em nhiều khi không kịp thời và khó khăn ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ gái và gia đình hợp tác kém. Vì vậy việc tìm đến một phương pháp định lượng protein niệu có thể thay thế protein niệu 24h trong chẩn đoán và theo dõi điều trị các bệnh thận nói chung và thận hư nói riêng ở trẻ em là rất có ý nghĩa.
Một  phương pháp thay thế khác cho định lượng protein niệu 24h là phương pháp  định lượng protein niệu sử dụng tỷ số Protein/ Creatimin (P/Cr) trong mẫu nước tiểu ngẫu nhiên. Mặc dù có mối tương quan ở mức vừa phải đến tương quan cao giữa protein niệu 24h và tỷ số P/Cr niệu, mức độ tương đồng của hai phương pháp cần phải được đánh giá khi có ý định thay thế phương pháp này cho phương pháp kia. Vì vậy, đề tài này thực hiện nhằm mục tiêu:
Đánh giá mối tương quan giữa protein niệu 24h và tỷ số P/Cr trong nước tiểu ngẫu nhiên ở bệnh nhi hội chứng thận hư.
Xác định giá trị giới hạn (cutoff) của tỷ số P/Cr niệu có thể dự đoán mức độ protein niệu 24h là 0,3, 1 và 3,5g/24h.
II.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1.    Đối tượng
Nghiên cứu được tiến hành trên 50 bệnh nhân  được  chẩn  đoán  xác  định  mắc  hội chứng thận hư đang điều trị tại Khoa thận, bệnh viện Nhi Trung ương.
2.    Phương pháp: Mô tả cắt ngang, tiến cứu.
Thu thập nước tiểu: Nước tiểu 24h được thu thập từ 8h sáng đến 8h sáng ngày tiếp theo, có chất bảo quản tránh phân hủy protein. Mẫu nước tiểu ngẫu nhiên của bệnh nhi được thu thập  vào  ngày tiếp theo ngày thu  thập nước tiểu 24h. Tất cả các mẫu nước tiểu đều được bảo quản ở -20oC cho đến khi phân tích.
Nồng  độ  protein  niệu  được  định  lượng bằng phương pháp đỏ pyrogallol/molybdate trên máy phân tích hóa sinh tự động AU 2700. Creatinin niệu được định lượng bằng phương pháp Jaffe động học trên máy hóa sinh tự động AU 2700.
Kết quả được xử lí bằng phần mền Stata 10. So sánh mối tương quan giữa protein niệu 24h và tỷ số Protein/Creatinin. Tính giá trị biệt thức của tỷ số protein/creatinin dùng để dự đoán protein niệu 24h với các ngưỡng 0,3, 1 và 3,5 g/ ngày và sử dụng đường cong ROC để phân tích tính độ nhạy, độ đặc hiệu.
Để xác định mối tương quan giữa tỷ số protein-creatinin và protein niệu 24h, 100 mẫu nước tiểu (24 h và nước tiểu ngẫu nhiên) được thu thập từ 50 bệnh nhi hội chứng thận hư tại Khoa Thận, bệnh viện Nhi Trung ương. Protein niệu 24 h và tỷ số protein/ creatinin đã được đo lường trên các mẫu bệnh phẩm này. Kết quả cho thấy có mối tương quan chặt giữa tỷ số protein- creatinin và protein niệu 24 h (r = 0,82, p < 0,001). Sử dụng đường cong ROC, giá trị ngưỡng của tỷ số protein/ creatinin là 0,99 (độ nhạy 77,3%; độ đặc hiệu 71,4%), 1,9 (độ nhạy 91,2%; độ đặc hiệu 70,6%), 4,18 mg/mg (độ nhạy 90%; độ đặc hiệu 80,5%.) lần lượt có thể dùng dự đoán protein niệu 24 h với các mức là 0,3, 1 và 3,5 g/ngày. Kết luận: tỷ số protein-creatinin nước tiểu ngẫu nhiên có thể dùng để đánh giá mức độ protein niệu ở trẻ mắc hội chứng thận hư một cách tin cậy.


Tiện ích của tỷ số Protein/ Creatinin nước tiểu trong đánh giá Protein niệu ở hội chứng thận hư trẻ em “


   

IDM

( TẮT NÓ TRƯỚC KHI TẢI TÀI LIỆU )

KHI CÓ LỖI LIÊN QUAN ĐẾN NẠPTRỪ ĐIỂM, TÀI LIỆU CHỈ CÓ MỘT PHẦN XIN VUI LÒNG LIÊN HÊ BỘ PHẬN HỖ TRỢ.

NẠP

TRỪ

CHỈ CÓ MỘT PHẦN

( 24/24H )

( 8AM – 8PM )

|

|

|

|

|