Cho đến nay bênh glôcôm vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù loà vĩnh viễn không hồi phục trên thế' giới cũng như ở Việt Nam. Mất thị lực do glôcôm gây ra là một tình trạng bệnh lý không thể chữa được bằng cả nội khoa lẫn ngoại khoa, là một thách thức đáng kể đối với những ai quan tâm đến công tác phòng chống mù loà .
Theo kết quả thống kê của Tổ chức Y tế' thế' giới năm 1990 trên thế' giới có khoảng 22,5 triệu người mắc bệnh glôcôm trong đó có 5,2 triệu người bị mù [14]. Năm 2006, nghiên cứu của Quigley và Broman dự báo số người mắc bệnh glôcôm trên toàn thế' giới vào năm 2020 sẽ là 79,6 triệu ngưòi trong đó 47% số bệnh nhân glôcôm thuộc châu Á. Số người bị mù hai mắt trên toàn thế' giới do glôcôm sẽ là 8,4 triệu người vào năm 2010 và sau đó sẽ tăng lên đến 11,2 triệu người vào năm 2020 [50].
Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra cơ bản tại 8 tỉnh trên cả nước năm 2002 của tác giả Tôn Thị Kim Thanh và Nguyễn Chí Dũng cho thấy tỷ lệ mù hai mắt do glôcôm là 5,7% đứng thứ 3 trong các nguyên nhân gây mù tại Việt Nam [17].
Bệnh nguy hiểm ở chỗ không có thuốc điều trị hoặc phẫu thuật nào có thể phục hồi được những tổn thương chức năng và thực thể do glôcôm gây ra. Bệnh cũng rất phức tạp do có rất nhiều hình thái lâm sàng khác nhau với những cơ chế' bệnh sinh và phương pháp điều trị rất khác nhau. Một khi được phát hiện bệnh thì việc chăm sóc có hiệu quả bệnh glôcôm vẫn còn nhiều điều nan giải đối với từng cá nhân người bệnh và gia đình của họ. Chính vì vậy, việc phát hiện, theo dõi, chẩn đoán và điều trị sớm glôcôm góp phần rất quan trọng trong công tác phòng chống mù loà, bảo tồn chức năng thị giác cho người bệnh, nhằm hạ bớt tỷ lệ bệnh nhân mù loà do glôcôm gây ra.
Ở nước ta trong nhiều năm qua nghành Nhãn khoa đã đạt được nhiều thành tích trong công tác chăm sóc mắt từ Trung ương đến địa phương, đã xây dựng được một hê thống chăm sóc mắt ban đầu rông khắp ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên bênh glôcôm, một trong những nguyên nhân gây mù loà không hồi phục lại chưa được quan tâm một cách thích đáng, do đó cần xây dựng được một mạng lưới y tế' rộng khắp nhằm chủ động phòng chống mù loà do glôcôm bằng cách phát hiên bênh ở giai đoạn sớm, điều trị hợp lý kịp thời, chăm sóc theo dõi chặt chẽ để bênh không tiến triển nặng lên, dẫn đến tổn hại thực thể nặng nề không hồi phục, từng bước làm giảm tỷ lê mù loà do glôcôm gây nên nhằm cải thiên chất lượng cuộc sống cho những người không may bị mắc bênh glôcôm. Để xây dựng chiến lược phòng chống mù loà do glôcôm trong cộng đồng trước tiên phải đánh giá được tình hình bênh glôcôm trong dân chúng. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu tình hình bệnh glôcôm trong cộng đồng dân cư tại 2 huyện của tỉnh Thái Bình" với mục tiêu sau:
1. Mô tả một số đặc điểm của bệnh nhân glôcôm hiện nay trong cộng đồng tại địa bàn 2 huyện của tỉnh Thái Bình.
2. Đánh giá tình hình chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh glôcôm tại các tuyến y tế tỉnh Thái Bình.